Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Vietnam Organic Agriculture Associationgọi tắt là VOA) thành lập vào ngày 22/05/2012.

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. 

Nhằm phối hợp hoạt động để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, phấn đấu cho mục đích phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Nhiệm vụ của Hiệp hội

– Tuyên truyền, vận động, tư vấn, nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động của các hội viên, tổ chức thành viên của Hiệp hội.

– Tham gia giám sát, đánh giá quá trình phát triển lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các hoạt động của Hiệp hội để góp phần phát triển lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đúng hướng.

– Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ theo quy định của pháp luật.

– Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức, mạng lưới hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

– Hợp tác nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực, kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cho các hội viên Hiệp hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

– Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và quản lý Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Nội dung chính hợp tác giữa dự án Eco-Fair và VOAA

Hai bên hợp tác triển khai hoạt động chính như sau:

– Phối hợp cùng xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử về việc xúc tiến sản phẩm nông sản sinh thái – công bằng trong nước và quốc tế, các chính sách ủng hộ sản xuất sinh thái – công bằng và tiêu dùng bền vững.

– Phối hợp hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đạt chứng nhận hữu cơ trong đó bao gồm chứng nhận hữu cơ quốc tế (EU, USDA…) và chứng nhận hữu cơ trong nước (TCVN, PGS …)

– Phối hợp tham gia các hội chợ xúc tiến các sản phẩm nông sản đạt chứng nhận trong nước và quốc tế.

– Lựa chọn một số đơn vị thành viên hiệp hội đã đạt chứng nhận hữu cơ. Viết câu chuyện về các đơn vị này, chia sẻ những kinh nghiệm, những thành công của họ trong việc tiếp cận thị trường, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bằng các nhãn sinh thái – công bằng (như Organic, Global Gap, Fair trade vv)… Các câu chuyện này sẽ được chia sẻ trên website dự án…

– Tham gia các hội thảo, hội nghị nhằm chia sẻ, và tăng cường hợp tác, giới thiệu các khóa học online của dự án về đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hỗ trợ chứng nhận bền vững tự nguyện, kết nối tài chính xanh và xúc tiến thị trường cho doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội.

Các hoạt động sẽ được thống nhất theo từng đầu mục công việc cụ thể và được phép điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế triển khai công việc.

Bài viết liên quan