Họp nội bộ đánh giá giữa kỳ dự án

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2021, Dự án Eco Fair tổ chức Cuộc họp đánh giá giữa kỳ giai đoạn từ tháng 4/2020 – tháng 10/2021. Cuộc họp có sự tham gia của Ông Hoàng Thành – Quản lý chương trình Ban Hợp tác – Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; Bà Nguyễn Bảo Thoa – Giám đốc Dự án, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) cùng với các đối tác Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và phát triển bền vững (CCS), Công ty cung cấp dịch vụ học tập và đào tạo trên thiết bị di động từ Phần Lan (FUNZI), và Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), 20 doanh nghiệp tham gia dự án. Cuộc họp được thực hiện theo hình thức trực tuyến trên nền tảng zoom.

Mục đích cuộc họp nhằm tổng kết các hoạt động hỗ trợ dự án đã thực hiện, những chia sẻ của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án cũng như lắng nghe ý kiến nhận xét, đóng góp từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã, từ đó đưa ra phương hướng hoạt động sắp tới.

Dự án đã thực hiện các hoạt động và đạt được hầu hết mục tiêu ban đầu cho 18 tháng đã đề ra như:

  • Đào tạo online cho gần 1000 doanh nghiệp và hợp  tác xã, trên 500,000 người tiêu dùng, xây dựng mạng lưới những người tiên phong về tiêu dùng bền vững trong nhóm Cộng đồng Xanh  Eco-Fair
  • (https://www.facebook.com/groups/ecofairgroup)
  • Đánh giá nhanh và hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hoạt động sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất sạch hơn.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sản phẩm bền vững, thực hiện trên 200 cuộc khảo sát, đánh giá nhanh 174 doanh nghiệp để lựa chọn được 33 doanh nghiệp đánh giá chuyên sâu về đổi mới sản phẩm và đổi mới công nghệ; đưa ra định hướng và giải pháp đổi mới sản phẩm và công nghệ doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ 23 doanh nghiệp và hợp tác xã tự đánh giá và đăng ký chứng nhận sinh thái – công bằng (EU Organic, USDA, Global G.A.P, FLO, WFTO, TCVN organic, VietGAP, OCOP…), hỗ trợ thiết kế bao bì, xúc tiến truyền thông cho sản phẩm sinh thái công bằng thông qua hệ thống cửa hàng Bác Tôm và Siêu thị Cộng đồng. Phối hợp với các Hiệp hội xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và đề xuất chính sách cho ngành (Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam).

 Đạt được kết quả như trên của Dự án là do những nỗ lực của VIRI trong điều phối dự án cùng các đối tác CCS, FUNZI, VNCPC nghiêm túc triển khai công việc, sự phối hợp chặt chẽ với 3 đối tác liên kết là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương); Trung tâm thương mại quốc tế và 5 hiệp hội chuyên ngành: Hội Khoa học kỹ thuật Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam; Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam; Hiệp hội Điều Việt Nam; Hiệp hội Rau quả Việt Nam; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, sự ủng hộ và cam kết của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong buổi đánh giá nội bộ, các doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ của dự án, các thành quả ban đầu cũng như các tác động tích cực mà dự án mang lại.

Một số phát biểu của doanh nghiệp tại cuộc họp:

(https://drive.google.com/file/d/1pFtjt5I3dcls4__LJ0zzeMBBiUaWACC-/view?usp=sharing)

Bài viết liên quan