Ngành rau củ quả chế biến Việt Nam rộng mở tiến vào EU
Rau, củ, quả của Việt Nam rộng cửa tiến vào vào EU kể từ ngày 1/8/2020 khi EVFTA mở ra cơ hội vô cùng lớn, tuy nhiên một lần nữa bài toán “đạt chất lượng” lại được đặt ra đối với các doanh nghiệp.
Khắt khe ngay từ đầu vào nhưng đầy tiềm năng
EU được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành rau, củ, quả chế biến do có nhu cầu ổn định (chiếm 45% trị giá thương mại hàng rau quả toàn cầu). Quy mô thị trường rộng lớn và nhu cầu theo mùa của EU chính là thị trường hấp dẫn cho các nhà đơn vị sản xuất rau củ quả chế biến Việt Nam.
Thực tế cho thấy, rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực. Theo Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) 7 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu trái cây đạt 59,18 triệu USD (chiếm 73,54% tổng giá trị xuất khẩu rau quả sang EU), trong đó các loại trái cây chế biến chiếm 33,4%. Thị trường xuất khẩu rau quả chính sang Châu Âu của Việt Nam là Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Italia và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, EU cũng lại là thị trường “khó tính” với các quy định về hàng rào kỹ thuật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm… khắt khe. Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả ngành chế biến rau, củ quả Việt Nam. Nhiệm vụ hàng đầu với ngành rau quả Việt Nam đó là tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng chất lượng an toàn thực phẩm. Mà việc đảm bảo sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng chính là chìa khóa tiên quyết nếu ngành rau, củ, quả chế biến muốn “tăng tốc” vào EU.
Thách thức lớn nhất của ngành rau, củ quả chế biến là phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với quy mô sản xuất nông nghiệp rất nhỏ. Hiện nay, diện tích các vùng sản xuất rau, củ an toàn tập trung được quy hoạch còn rất hạn chế, cả nước mới đạt khoảng 8-8,5% tổng diện tích trồng rau. Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch và đầu tư thiết bị, công nghệ, tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề cho người sản xuất để đạt tiêu chuẩn còn nhiều việc phải làm.
Ngoài ra, người tiêu dùng EU cũng chú ý hơn tới mặt hàng rau quả có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận hữu cơ hoặc Fairtrade (thương mại công bằng). Tuân thủ theo những quy định về chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc chứng nhận Fairtrade là phương pháp để cung cấp trái cây được sản xuất một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Để tăng cường xuất khẩu rau, quả vào EU, các chuyên gia kinh tế của EU cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần có biện pháp để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau, quả, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Hơn nữa, công tác kiểm soát chất lượng phải được tiến hành chặt chẽ, cần có sự phối hợp giữ người nông dân, doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước, sự hỗ trợ từ chính phủ cả về chủ trương lẫn tài chính.
Những lợi ích khi mặt hàng rau, củ, chế biến có chứng nhận sinh thái công bằng
Hiệp định EVFTA đã mở rộng cơ hội cho các mặt hàng rau, củ chế biến Việt Nam vào thị trường EU, cho phép bất cứ loại rau, củ chế biến nào cũng có thể được xuất sang EU, quan trọng là phải vượt qua hàng rào kỹ thuật, quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Nếu giải quyết được các vấn đề sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững, Việt Nam sẽ có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu trái cây và nông sản vào EU cũng như mở rộng thêm thị trường xuất khẩu khác trên thế giới.
Với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán như hiện nay đang và sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho sản phẩm Việt Nam trong quá trình cạnh tranh. Việc sản xuất theo hướng sinh thái công bằng sẽ tạo ra những vùng chuyên canh, sản xuất tập trung. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ cần liên kết lại theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới sẽ tạo nên những vùng trồng rau, củ quả phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị, tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho người sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ.
Việc có chứng nhận sinh thái công bằng cũng góp phần tạo nên thương hiệu rau, củ Made in Việt Nam, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm xanh và sạch. Người tiêu dùng có thể dễ dàng truy nguồn gốc của sản phẩm từ khâu lựa chọn giống, trồng trọt, chămsóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đến chế biến.
Ngoài ra, nếu sản xuất rau củ, quả chế biến theo hướng sinh thái công bằng, trên khía cạnh kinh tế kỹ thuật sẽ giúp duy trì tăng năng suất lao động trong dài hạn; giúp giảm quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản.
Trên khía cạnh sinh thái: một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm, phá vỡ công bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách không cần thiết thì hệ thống nông nghiệp đó không bền vững; chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái công bằng sẽ giảm thiểu tác hại của môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.
Trên khía cạnh môi trường con người thì định hướng sản xuất này giúp mối quan hệ xã hội, vấn đề sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của con người được nâng cao. Để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, thì nhận thức, trình độ tay nghề của người lao động cũng cần được nâng cao, xóa bỏ tư duy nông nghiệp tiểu nông.
Phát triển nông nghiệp bền vững là một phương hướng đúng đắn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, cần phải đảm bảo cả 3 tiêu chí: kinh tế, môi trường và con người. Nông nghiệp bền vững có những đặc trưng, tiêu chí và nội dung riêng, do đó nó có một quá trình phát triển. Riêng với nghành rau, củ chế biến, Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời không ngừng tăng khả năng xuất khẩu, cần tập trung theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển, ổn định giá cả,… nhằm củng cố các thị trường truyền thống và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.